Scandal và những tranh cãi về thời kỳ cầm quyền của Mitterrand François Mitterrand

Bí mật y tế

Sau khi ông mất, một cuộc tranh cãi nổ ra khi cựu bác sĩ của ông, Dr Claude Gubler, viết một cuốn sách có tựa đề Le Grand Secret ("Bí mật lớn") nói rằng Mitterrand đã có những bản báo cáo sức khoẻ giả được công bố từ tháng 11 năm 1981, giấu kín bệnh ung thư. Gia đình Mitterrand sau đó đã truy tố Gubler và nhà xuất bản của ông vì vi phạm bí mật y khoa.

Pétain

Mitterrand bị tấn công năm 1992 khi mọi người phát hiện rằng ông đã sắp xếp việc đặt vòng hoa trên mộ Thống chế Philippe Pétain vào mỗi Ngày đình chiến từ năm 1987. Việc đặt vòng hoa đó không phải chưa từng có tiền lệ: các tổng thống Charles de GaulleValéry Giscard d'Estaing đã đặt vòng hoa trên mộ Pétain để kỷ niệm lần thứ 50 và 60 ngày chấm dứt Thế chiến I. Pétain đã từng là người lãnh đạo các lực lượng vũ trang Pháp tại Trận Verdun trong Thế chiến I, nhờ thế ông được những người cùng thời tôn trọng. Tuy nhiên, sau này ông trở thành lãnh đạo chế độ Vichy Pháp sau khi Pháp bị Đức đánh bại trong Thế chiến II, hợp tác với Phát xít Đức và đưa các biện pháp bài Do Thái vào thực hiện.

Tương tự, Tổng thống Georges Pompidou đã đặt một vòng hoa vào năm 1973 khi di hài của Pétain được đưa về Ile d'Yeu sau khi bị đánh cắp. Nhưng việc kỷ niệm hàng năm của Mitterrand đánh dấu một sự thay đổi so với hành động của những người tiền nhiệm, và xúc phạm tới tình cảm ở một thời điểm khi nước Pháp đang xem xét lại vai trò của mình trong the Holocaust.

Urba

Cơ quan tư vấn Urba được thành lập năm 1971 bởi Đảng Xã hội để cố vấn cho các đang dưới quyền lãnh đạo của phe xã hội về các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công cộng. Vụ việc Urba bị phát giác trước công chúng năm 1989 khi hai sĩ quan cảnh sát điều tra văn phòng cấp vùng tại Marseille của Urba phát hiện các văn bản chi tiết của các hợp đồng của tổ chức và việc phân chia số tiền thu được giữa đảng và các quan chức được bầu. Dù các biên bản chứng minh một mối liên hệ trực tiếp giữa Urba và hoạt động hối lộ, một sắc lệnh từ văn phòng của Mitterrand, chính ông cũng bị liệt kê là một người nhận tiền, đã ngăn cản việc điều tra thêm nữa. Chiến dịch tranh cử của Mitterrand năm 1988 được chỉ đạo bởi Henri Nallet, người sau đó trở thành Bộ trưởng Tư Pháp và vì thế chịu trách nhiệm việc điều tra ở tầm vóc quốc gia. Năm 1990 Mitterrand tuyên bố ân xá cho những người đang bị điều tra, vì thế chấm dứt vụ việc. Người phụ trách tài chính của Đảng Xã hội Henri Emmanuelli bị đem ra xét xử năm 1997 vì tham nhũng, và ông bị kết án hai năm tù treo.

Mazarine

Mitterrand có nhiều vụ rắc rối về gia đình ngoài hôn nhân, một trong số đó là với nhân tình Anne Pingeot; họ có một con gái, Mazarine. Mitterrand đã tìm cách giữ bí mật việc này, nó chỉ kết thúc vào tháng 11 năm 1994, khi sức khoẻ Mitterrand kém đi và việc sắp nghỉ hưu khiến ông không còn có được sự sợ hãi và nể phục của giới nhà báo Pháp. Tương tự, Mazarine, một sinh viên cao đẳng, đã đến tuổi thành niên và không còn được bảo vệ theo quyền trẻ em nữa.

Nghe trộm điện thoại

Từ năm 1982 tới năm 1986, Mitterrand đã thành lập một "đơn vị chống khủng bố" như một cơ quan của Tổng thống nền Cộng hoà. Nó được lập ra một cách khá bất thường, bởi những phi vụ chống khủng bố như vậy thường thuộc Cảnh sát Quốc giaGendarmerie, hoạt động dưới quyền Thủ tướng, và dưới sự giám sát của tư pháp. Đơn vị hầu hết được lấy từ các thành viên của các lực lượng trên, nhưng nó không thuộc sự chỉ huy và bảo vệ thông thường. 3000 cuộc hội thoại liên quan tới 150 người (7 vì các lý do được cho là có thể có nghi ngờ bởi các quy trình xét xử sau đó) đã được ghi lại từ tháng 1 năm 1983 tới tháng 3 năm 1986 bởi đơn vị chống khủng bố này tại Điện Elysée. Đáng chú ý nhất, có vẻ đơn vị này, theo các mệnh lệnh bất hợp pháp của tổng thống, đã thu các băng ghi âm với các nhà báo, chính trị gia và những người khác có thể là trở ngại với đời sống cá nhân của Mitterrand. Việc thu âm một cách bất hợp pháp bị phát hiện năm 1993 bởi tờ Libération; vụ án chống lại các thành viên của đơn vị được xét xử tháng 11 năm 2004.[34][35]

Mất 20 năm để 'vụ việc' được đưa ra trước toà bởi vị quan toà chỉ đạo Jean-Paul Vallat đầu tiên bị cản trở bởi 'vụ việc' được coi là bí mật quốc phòng nhưng vào tháng 12 năm 1999 la Commission consultative du secret de la défense nationale đã giải mật một phần những hồ sơ liên quan. Vị thẩm phán đã kết thúc cuộc điều tra năm 2000, nhưng vẫn cần nhiều năm nữa trước khi nó được xét xử tại toà ngày 15 tháng 11 năm 2004 trước phòng số 16 của toà án trừng phạt Paris. 12 người bị kết tội "atteinte à la vie privée" (vi phạm quyền riêng tư) và một người vì tội bán các file máy tính. 7 người bị tuyên án treo và bị phạt, 4 người được tuyên vô tội.

'Vụ việc' cuối cùng chấm dứt trước Toà trừng phạt Paris với phán quyết của toà ngày 9 tháng 11 năm 2005. 7 thành viên của đơn vị chống khủng bố của tổng thống bị kết án và Mitterrand bị coi là "người thành lập và kiểm soát hầu hết chiến dịch."[36].Phán quyết của toà cho thấy Mitterrand muốn giữ kín các chi tiết của đời sống cá nhân trước công chúng, như sự tồn tại của người con gái ngoài hôn nhân Mazarine Pingeot (với tác gia Jean-Edern Hallier, đang bị đe doạ tiết lộ), bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông được chẩn đoán năm 1981 và các chi tiết quá khứ của ông thời Chế độ Vichy vẫn chưa được công chúng biết tới. Toà án phán quyết rằng một số người đã bị nghe trộm điện thoại với các lý do "không rõ ràng", như người bạn của Carole Bouquet, một luật sư có gia đình ở Trung Đông, Edwy Plenel, một nhà báo của tờ le Monde người theo dõi câu chuyện Rainbow Warriorvà luật sư Antoine Comte. Toà tuyên bố rằng " Les faits avaient été commis sur ordre soit du président de la République, soit des ministres de la Défense successifs qui ont mis à la disposition de (Christian Prouteau) tous les moyens de l'État afin de les exécuter (những hành động đó được thực hiện theo lệnh từ Tổng thống Pháp hay từ các Bộ trưởng Quốc phòng những ngươờ đã cho phép Christian Prouteau tiếp cận không hạn chế với các thiết bị của nhà nước để ông ta có thể thực hiện mệnh lệnh)" Toà án nói rằng Mitterrand là người chủ mưu chính của vụ nghe trộm (l'inspirateur et le décideur de l'essentiel) và rằng ông đã ra lệnh một số vụ và làm ngơ một số vụ khác và rằng không một cuộc băng nào trong số 3000 cuộn băng do đơn vị này thu được thực hiện một cách hợp pháp.[37]

Ngày 13 tháng 3 năm 2007 Toà phúc thẩm tại Paris phạt 1€ thiệt hại cho nữ diễn viên Carole Bouquet và 5000€ cho Trung tướng Jean-Michel Beau vì xâm phạm quyền riêng tư.[38].

Vụ án được đưa ra trước Toà án Nhân quyền châu Âu, toà đưa ra tuyên án ngày 7 tháng 6 năm 2007 rằng các quyền tự do thể hiện của các nhà báo trong vụ này đã không được tôn trọng.

Năm 2008 nhà nước Pháp đã bị toà án ra lệnh bồi thường cho gia đình Jean-Edern Hallier[39].

Rwanda

Paris ủng hộ tổng thống Rwanda Juvénal Habyarimana, người bị ám sát ngày 6 tháng 4 năm 1994 khi đang ở trong một chiếc Dassault Falcon 50 được Mitterrand tặng ông. Thông qua các văn phòng của 'Cellule Africaine', một văn phòng tổng thống do con trai của Mitterrand, Jean-Christophe lãnh đạo, ông đã cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho chế độ Hutu đầu thập niên 1990. Với sự giúp đỡ của Pháp, quân đội Rwandan đã phát triển từ một lực lượng 9,000 người vào tháng 10 năm 1990 lên tới 28,000 người năm 1991. Pháp cũng hỗ trợ huấn luyện nhân viên, chuyên gia và một khối lượng lớn vũ khí và các hợp đồng vũ khí với Ai Cập và Nam Phi. Pháp cũng trang bị và huấn luyện đội Vệ binh Tổng thống của Habyrimana. Quân đội Pháp đã được triển khai theo Opération Turquoise, một chiến dịch quân sự được tiến hành theo sự uỷ nhiệm của Liên hợp quốc (UN) mandate. Chiến dịch hiện là chủ đề tranh cãi chính trị và lịch sử.

Vụ đánh bom Rainbow Warrior và vụ ám sát Fernando Pereira

Xem thêm thông tin: Quan hệ Pháp–New Zealand

Rainbow Warrior, một chiếc tàu của tổ chức Hoà bình xanh, đang ở New Zealand chuẩn bị phản đối cuộc thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương thì một vụ nổ xảy ra đánh đắm nó. Nhiếp ảnh gia Fernando Pereira bị chết đuối trong cuộc hỗn loạn sau đó khi ông tìm cách cứu các thiết bị của mình. Chính phủ New Zealand đã gọi vụ đánh bom là cuộc tấn công khủng bố đầu tiên vào đất nước mình.[40][41] Giữa năm 1985, Bộ trưởng Quốc phòng Charles Hernu buộc phải từ chức sau khi sự liên can của Pháp vào vụ tấn công chiếc Rainbow Warrior bị phát hiện.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày chiếc tàu bị đánh đắm mọi người phát hiện ra rằng đích thân Mitterrand đã cho phép thực hiện vụ việc gây ra cái chết của Pereira.[42] Đô đốc Pierre Lacoste, cựu lãnh đạo DGSE, đã có một tuyên bố nói rằng cái chết của Pereira tác động mạnh tới lương tâm ông. Cũng trong ngày kỷ niệm, Truyền hình New Zealand (TVNZ) đã tìm cách tiếp cận một đoạn video được thực hiện ở phiên xét xử đầu tiên khi điệp viên Pháp thú nhận dính líu, một cuộc chiến pháp lý mà họ đã giành phần thắng năm 2006.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: François Mitterrand http://orf.at/stories/2241125/ http://www.netscape.qc.ca/article/?cat=Monde&artic... http://www.fremeaux.com/index.php http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9B0... http://www.thenation.com/doc.mhtml?i=19960129&s=si... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://fr.news.yahoo.com/13032007/290/carole-bouqu... http://www.agoravox.fr/article.php3?id_article=209... http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/IMG/pdf/B0100_-fi... http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2008/07/25...